Chứng Nhận An Toàn Trên Giày Bảo Hộ Mô Tô Được Kiểm Định Như Thế Nào?

Chứng Nhận An Toàn Trên Giày Bảo Hộ Mô Tô Được Kiểm Định Như Thế Nào?

CE là gì ? CE là cụm từ viết tắt cho Conformité Europeen, được dịch ra là tiêu chuẩn Châu Âu. Nói cách khác, sản phẩm được nhà máy sản xuất ra muốn được nhập khẩu vào Châu Âu cần có sự kiểm duyệt nhằm đảm bảo về độ an toàn của sản phẩm. Tấm “hộ chiếu” này giúp đảm bảo tính minh bạch về độ an toàn của sản phẩm khi được phân phối đến tay của khách hàng.

 

 

Để hiểu rõ hơn về quy chuẩn chứng nhận ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về quá trình kiểm định những đôi giày giúp bảo hộ cho người cầm lái trên các cung đường. Chứng chỉ an toàn dành cho những đôi giày thiết kế cho người chạy xe phân khối lớn sẽ cần trải qua 4 bài kiểm tra về độ an toàn bao gồm : ”Độ cao của giày (A), độ mài mòn (B), độ chống cắt (C) và cuối cùng là độ cứng khi bị ép (D); và sẽ được đánh giá bằng thang điểm: cấp 1 hoặc cấp 2. Và sẽ được in lên tem nhãn trên mỗi đôi giày.

 

 

(A) Đầu tiên, đi vào chứng nhận liên quan đến độ cao của giày ( vị trí 1)

* Cấp 1: Giày có độ cao đến mắt cá chân sẽ được ghi bằng số 1 (Ở một vài trường hợp nhà sản xuất sẽ không in thông số này trong nhãn).

* Cấp 2: Giày có độ cao bảo vệ luôn phần ổng khuyển sẽ được ghi bằng số 2.

__________________________________________________________________________________________________________

 

Impact abrasion on upper test

 

(B) Thứ hai, Khả năng chống mài mòn bề mặt của giày

Độ mài mòn là một yếu tố quan trọng trong quá trình kiểm định giày dành cho người chạy xe phân khối lớn. Quá trình kiểm định giúp đánh giá mức độ mài mòn của chất liệu khi xảy ra va chạm chà sát xuống mặt đường nhựa hoặc các bề mặt tiếp xúc khác. 3 mẫu chất liệu của giày sẽ được thử với dải giấy nhám có vận tốc 8m/s, vật liệu sẽ bị cọ sát đến khi xuất hiện lỗ hoặc rách trên bên mặt vật liệu sẽ được đánh giá theo 2 cấp như sau:

* Cấp 1: Các chất liệu ở vị trí A (phần tô trắng) bao gồm mặt trước của giày, mặt sau của giày và đế giày phải chịu được ít nhất 1,5 giây. Các chất liệu ở vị trí B (phần tô xám) phải chịu được ít nhất 5 giây.

* Cấp 2: Các chất liệu ở vị A (phần tô trắng) phải chịu được ít nhất 2,5 giây. Các chất liệu ở vị trí B (phần tô xám) phải chịu được ít nhất 12 giây.

__________________________________________________________________________________________________________

 

 

Impact cut

 

(C) Thứ 3, Khả năng chống cắt trên bề mặt giày

Độ chống cắt sẽ được kiểm tra bằng cách thả một lưỡi dao từ trên một độ cao và tốc độ nhất định xuống các vị trí và đo độ sâu của vết cắt mà đánh giá. Vị trí kiểm định A (phần tô trắng) và B (phần tô xám) giống với kiểm định độ mài mòn.

Cấp 1: Ở vị trí A không cắt quá 25 mm với tốc độ rơi của dao là 2 m/s. Ở vị trí B không cắt quá 25 mm với tốc độ rơi của dao là 2,8 m/s.

Cấp 2: Ở vị trí A không cắt quá 25 mm với tốc độ rơi của dao là 2 m/s. Ở vị trí B không cắt quá 15 mm ở tốc độ của dao là 2,8 m/s.

 

__________________________________________________________________________________________________________

 

 

Shoe transverse rigidity test

 

(D) Cuối cùng, Độ cứng khi bị ép ngang của giày

Độ cứng khi bị ép ngang sẽ kiểm định khả năng chống chịu khi bị tác động lực ép lớn. Thông số này kiểm tra độ hình dạng sau khi ép và khả năng chịu tác động khi bị ép ngang với một lực mạnh trong quá trình di chuyển. Giày sẽ được đặt nằm ngang trên máy ép và ép phần đế với tốc độ 30 mm/phút. Máy sẽ dừng cho đến khi giày bị biến dạng. Thử nghiệm này sẽ được làm đi làm lại 3 lần. Giày bị biến dạng khi lực ép dưới 1 kN sẽ bị loại.

Cấp 1: Giày chịu lực được lực ép 1 kN - 1,4kN sẽ đạt cấp 1.

Cấp 2: Giày chịu được lực ép từ 1,5 kN trở lên sẽ đạt cấp 2.

__________________________________________________________________________________________________________

Thông qua những kiến thức trên, chúng ta có thể thấy được rằng để có được sản phẩm chất lượng phải trải qua nhiều quy trình kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người dùng. Tại Shin Motorcycle luôn mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất và đầy đủ tiêu chuẩn an toàn cho người dùng. Chúng tôi cam kết áp dụng chính sách 1 đổi 1 khi xảy ra lỗi cho các sản phẩm được mua tại Shin Motorcycle

 

Hình các tem chứng nhận của các thương hiệu khác

 

 

Đang xem: Chứng Nhận An Toàn Trên Giày Bảo Hộ Mô Tô Được Kiểm Định Như Thế Nào?

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng